Bạn đang có ý định đi du học Nhật Bản. Bạn đang vào mạng internet tham khảo quy trình làm hồ sơ đi du học Nhật Bản bao gồm những gì để chuẩn bị các loại giấy tờ thủ tục làm đỡ lãng phí thời gian của mình.
Nội dung bài viết này Việt Trí MD tổng hợp quy trình làm hồ sơ đi du học Nhật Bản giới thiệu đến bạn. Hy vọng giúp ích cho việc chuẩn bị các loại giấy tờ thủ tục cho bạn.
Các bạn thân mến. Hồ sơ du học Nhật Bản có thể được coi như một tấm vé thông hành để bước qua cánh cửa du học của các bạn học sinh sinh viên. Không chỉ cần khá nhiều loại giấy tờ, hồ sơ du học Nhật còn đòi hỏi tính chính xác và nhất quán về thông tin. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong hồ sơ cũng có thể khiến hồ sơ bị loại và khi đó, rất khó để bạn có thể được xét duyệt hồ sơ trong những lần tiếp theo.
Bài viết sau đây Việt Trí MD sẽ hướng dẫn cách làm hồ sơ du học Nhật Bản chi tiết để các bạn học sinh sinh viên có thể hoàn chỉnh bộ hồ sơ của mình một cách đầy đủ, chính xác nhất.
Quy trình làm hồ sơ đi du học Nhật Bản
Quy trình làm hồ sơ đi du học Nhật Bản

1. HỒ SƠ ĐI DU HỌC NHẬT BẢN BAO GỒM NHỮNG GÌ?

1.1. Hồ sơ du học Nhật không thể thiếu các giấy tờ liên quan đến lý lịch của học sinh sinh viên

1.1.1. Giấy khai sinh bản sao

Giấy khai sinh bản sao hay trích lục khai sinh do Ủy ban Nhân dân Xã / Phường nơi đăng ký hộ khẩu thường trú cấp. Lưu ý thông tin trên giấy khai sinh bản sao phải được ghi đầy đủ, chính xác các thông tin của họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, quê quán của học sinh sinh viên, họ tên bố, mẹ, nơi cư trú. Để làm hồ sơ du học Nhật sẽ cần 03 bản trích lục khai sinh.

1.1.2. Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân

Bao gồm 03 bản photo công chứng CMND (hoặc CCCD) của học sinh sinh viên và bố, mẹ. Thông tin trên bản CMND (CCCD) photo công chứng phải hiện rõ, đầy đủ số CMND, họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, nơi đăng ký thường trú, ngày cấp (không quá 15 năm tính đến thời điểm làm hồ sơ). Tuyệt đối không được tẩy xóa bất cứ thông tin nào mới được xem là một bộ hồ sơ du học Nhật Bản hợp lệ.

1.1.3. Sổ hộ khẩu gia đình

Hồ sơ du học Nhật Bản cũng yêu cầu 03 bản photo công chứng sổ hộ khẩu. Trong trường hợp sổ hộ khẩu của gia đình đã quá cũ, có nhiều thế hệ từ ông bà, bố mẹ, cô chú, cháu chắt thì học sinh và gia đình nên tiến hành thủ tục tách khẩu để làm sổ hộ khẩu mới. Sổ hộ khẩu mới chỉ nên có bố mẹ, học sinh và anh chị em ruột của học sinh đăng ký làm hồ sơ du học Nhật.
Thông tin trong sổ hộ khẩu phải đảm bảo có đầy đủ số sổ hộ khẩu, số hồ sơ sổ hộ khẩu, số đăng ký thường trú, tờ số mấy? Các trang trong sổ hộ khẩu được điền đầy đủ thông tin tất cả các thành viên trong gia đình theo mẫu, tuyệt đối không được bỏ trống. Đồng thời phải có đầy đủ chữ ký của cán bộ đăng ký, chữ ký và dấu xác nhận của công an xã/phường, giữa các trang của sổ hộ khẩu phải có dấu giáp lai.

1.1.4. Sơ yếu lý lịch

Thông thường phía bên trường Nhật ngữ sẽ gửi cho học sinh mẫu tờ khai sơ yếu lý lịch để học sinh điền thông tin. Mẫu tờ khai bao gồm hai thứ tiếng Nhật và Anh, vì vậy nếu chưa thành thạo tiếng Nhật bạn có thể khai form bằng tiếng Anh. Lưu ý các thông tin được khai trong bản sơ yếu lý lịch phải trùng khớp với tất cả các giấy tờ trong hồ sơ du học Nhật. Sau khi điền đầy đủ thông tin, học sinh và người bảo lãnh ký xác nhận vào form để nộp hồ sơ.

1.1.5. Ảnh thẻ

Tương tự như những hồ sơ khác, một bộ hồ sơ du học Nhật Bản đầy đủ sẽ cần có ảnh thẻ để phía nhà trường và Cục Quản lý Xuất Nhập cảnh nhận diện cũng như cấp giấy chứng nhận tư cách lưu trú cho học sinh. Yêu cầu ảnh thẻ làm hồ sơ du học Nhật cần có phông nền trắng, học sinh chụp ảnh mặc áo trắng, kích thước yêu cầu bao gồm ảnh 3x4 (20 chiếc), ảnh 4x6 (10 chiếc), ảnh 4.5x4.5 (02 chiếc). Các bạn nên in ảnh nhiều hơn so với số lượng yêu cầu thực tế đề phòng trường hợp bị thiếu hoặc gặp sự cố.

1.2. Làm hồ sơ du học Nhật Bản cần có các giấy tờ bảng điểm, chứng chỉ, bằng cấp liên quan

1.2.1. Giấy chứng nhận tốt nghiệp

Khi làm hồ sơ du học Nhật Bản, tùy theo trình độ học vấn mà học sinh cần nộp bằng tốt nghiệp tương ứng. Nếu học sinh học hết cấp 3 thì chỉ cần nộp bằng tốt nghiệp THPT. Nếu là sinh viên tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng, đại học thì cần nộp giấy tốt nghiệp theo bậc học cao nhất. Trong trường hợp học sinh sinh viên vừa mới tốt nghiệp và chưa được cấp bằng thì có thể nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời để thay thế.
Bằng tốt nghiệp cần nộp bản gốc và 03 bản photo công chứng, trong đó phải có đầy đủ dấu, chữ ký, các thông tin được trình bày đầy đủ, rõ ràng, chính xác, không tẩy xóa. Với giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cần nộp bản gốc, ghi đủ số giấy chứng nhận, có chữ ký của học sinh, chữ ký của hiệu trưởng và dấu của nhà trường.

1.2.2. Bảng điểm, học bạ

Với học sinh tốt nghiệp THPT cần nộp học bạ, sinh viên tốt nghiệp trung cấp trở lên cần nộp bảng điểm.
Với học bạ, yêu cầu trang bìa phải có dấu tròn của nhà trường hoặc của Sở giáo dục và số học bạ. Trang 1 của học bạ phải ghi đầy đủ, chính xác thông tin. Bảng quá trình học tập của 3 năm THPT phải có đầy đủ chữ ký và dấu của nhà trường. Các trang bảng điểm 3 năm cấp 3 phải có đầy đủ thông tin họ tên, lớp, ban học, năm học, chữ ký và họ tên giáo viên bộ môn. Cả trang bảng điểm và trang nhận xét đều phải có đầy đủ chữ ký của giáo viên chủ nhiệm, có chữ ký và đóng dấu của nhà trường. Giữa các trang trong học bạ phải được đóng dấu giáp lai. Trong trường hợp có phần nào đã sửa xóa thì phải xin nhà trường đóng dấu xác nhận vào phần bị sửa.

1.2.3. Chứng chỉ tiếng Nhật

Các trường Nhật ngữ đều yêu cầu du học sinh phải có chứng chỉ tiếng Nhật tối thiểu đạt trình độ sơ cấp N5. Do đó trước khi làm hồ sơ du học Nhật Bản, hãy chắc chắn rằng bạn đã đăng ký kỳ thi năng lực tiếng Nhật nhé. Trong trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ vẫn chưa được cấp chứng chỉ thì học sinh sinh viên có thể nộp bản photo giấy báo dự thi trước, sau đó nộp bổ sung chứng chỉ sau.

1.3. Chuẩn bị giấy tờ chứng minh tài chính

Chứng minh tài chính là thủ tục bắt buộc khi làm hồ sơ du học Nhật Bản. Thủ tục này nhằm cho thấy gia đình học sinh có khả năng chi trả mọi kinh phí trong quá trình sinh sống và học tập tại Nhật. Các loại giấy tờ cần có trong hồ sơ chứng minh tài chính du học Nhật gồm:

1.3.1. Chứng minh công việc và mức thu nhập của người bảo lãnh

Trường hợp người bảo lãnh làm nông nghiệp tại địa phương
- 01 bản xác nhận công việc (chi tiết công việc là gì, thời gian làm từ khi nào đến khi nào)
- 01 bản xác nhận thu nhập của người bảo lãnh trong 03 năm gần nhất. Trong đó nêu chi tiết quá trình thu nhập, mỗi năm được bao nhiêu tiền (thông thường sau khi trừ đi chi phí, thu nhập mỗi năm khoảng từ 400 – 500 triệu đồng sẽ đạt điều kiện)
- 01 bản xác nhận miễn thuế, trong đó trích dẫn các thông tư, nghị định của chính phủ về miễn giảm thuế thu nhập từ nông nghiệp
- 01 bản xác nhận quyền sử dụng đất, trong đó xác nhận quyền sử dụng một diện tích đất cụ thể để làm nông nghiệp.
Tất cả các giấy tờ trên phải chứa đầy đủ thông tin cá nhân của người bảo lãnh. Sau đó, người làm đơn xác nhận (bố hoặc mẹ) ký tên vào đơn và đem tới xã/phường để xin dấu xác nhận.
Trường hợp người bảo lãnh làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp
- 01 bản xác nhận công việc, trong đó ghi rõ thời gian làm việc, chức vụ, nội dung công việc
- 01 bản xác nhận thu nhập trong 03 năm gần nhất (thu nhập trung bình mỗi năm phải từ 350 triệu trở lên
- 01 bản xác nhận đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân.
Tất cả các giấy tờ xác nhận đều phải ghi đầy đủ thông tin cá nhân của người bảo lãnh và có đầy đủ chữ ký, dấu xác nhận của lãnh đạo cơ quan, doanh nghiệp.

1.3.2. Chứng minh số dư trong tài khoản tiết kiệm

Hồ sơ du học Nhật Bản yêu cầu học sinh và gia đình chứng minh việc sở hữu một khoản tiền tiết kiệm đủ để chi trả kinh phí du học của học sinh. Bằng cách nộp bản sao sổ tiết kiệm được đứng tên bởi người bảo lãnh và bản xác nhận số dư tiết kiệm với số tiền tối thiểu từ 500 triệu đồng trở lên.

1.3.3. Giải trình hình thành tài sản

Sau khi hoàn thiện các loại giấy tờ ở mục 3.1 và 3.2, cần làm 01 bản giải trình hình thành tài sản với nội dung giải thích được quá trình hình thành nên số tiền trong sổ tiết kiệm ngân hàng (quá trình thu, chi, tiết kiệm). Sau đó người bảo lãnh ký vào bản giải trình để nộp hồ sơ du học Nhật. Lưu ý: Trong trường hợp gia đình gặp khúc mắc khi làm hồ sơ chứng minh tài chính du học Nhật Bản, hãy liên hệ Việt Trí MD để được giải đáp và hỗ trợ tốt nhất.

1.4. Các giấy tờ liên quan khác

1.4.1. Giấy xác nhận việc làm (nếu có)

Trong trường hợp từ lúc học sinh tốt nghiệp ở bậc học cuối cùng đến thời điểm làm hồ sơ du học Nhật Bản có khoảng thời gian từ 6 tháng trở lên, học sinh cần phải làm 01 bản xác nhận công việc đã làm trong khoảng thời gian đó và phải có chữ ký, dấu xác nhận của cơ quan nơi làm việc.
Hoặc nếu sau khi tốt nghiệp THPT và học lên bậc cao hơn nhưng không học ngay mà bỏ trống một khoảng thời gian từ 6 tháng trở lên, học sinh cũng cần phải giải trình công việc đã làm trong thời gian đó.

1.4.2. Các giấy tờ giải trình khác

Trong trường hợp thông tin trong hồ sơ du học Nhật bị sai lệch, học sinh sẽ phải xin đính chính lại thông tin hoặc làm bản giải trình giải thích lý do vì sao có sự sai lệch đó, sau đó xin xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.

LÀM HỒ SƠ DU HỌC NHẬT BẢN CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

- Tất cả các loại giấy tờ photo đều phải photo trên 01 mặt giấy A4
- Tất cả các bản công chứng phải được làm mới trong 03 tháng trở lại đây
- Mọi thông tin của các thành viên trong gia đình ở tất cả các giấy tờ đều phải thống nhất với nhau
- Tất cả các giấy tờ trong hồ sơ du học Nhật Bản đều phải được dịch thuật sang tiếng Nhật
- Ghi nhớ chính xác thông tin trong hồ sơ để luôn sẵn sàng trả lời điện thoại phỏng vấn của nhà trường và Cục Xuất Nhập cảnh

QUY TRÌNH CÁC BƯỚC LÀM HỒ SƠ DU HỌC NHẬT BẢN TẠI VIỆT TRÍ MD

Bước 1: Sau khi hoàn thiện đầy đủ các loại giấy tờ, học sinh nộp hồ sơ du học Nhật Bản cho Việt Trí MD. Trường hợp học sinh chưa nắm rõ thông tin và cần được trợ giúp, hãy gọi điện cho cán bộ tuyển sinh Việt Trí MD hoặc chat Zalo qua số hotline 09 8686 2246 để được hướng dẫn chi tiết.
Bước 2: Việt Trí MD liên hệ phía bên trường Nhật ngữ để hẹn lịch phỏng vấn cho học sinh. Học sinh sẽ trải qua buổi phỏng vấn của nhà trường, thường là các câu hỏi như: - Giới thiệu về bản thân - Vì sao bạn chọn đi du học tại Nhật Bản? - Sau khi tốt nghiệp bạn sẽ làm gì?... Trước khi bước vào phỏng vấn, cán bộ tuyển sinh của Việt Trí MD sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn học sinh một số câu giao tiếp tiếng Nhật căn bản, cách chuẩn bị trang phục và tác phong phù hợp, cũng như cách trả lời các câu hỏi để nâng cao tỉ lệ đậu phỏng vấn.
Bước 3: Nếu vượt qua vòng phỏng vấn với nhà trường, học sinh tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật 4-6 tháng tại Việt Trí MD để thi lấy chứng chỉ N5. Với các bạn đã có chứng chỉ tiếng Nhật có thể bỏ qua bước này.
Bước 4: Trường bên Nhật nộp hồ sơ của học sinh lên Sở lưu trú Nhật Bản để xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú (COE). Sau đó trường sẽ gửi về văn bản thông báo hồ sơ đang được thụ lý tại Sở lưu trú.
Bước 5: Sở lưu trú thông báo kết quả xét duyệt hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận tư cách lưu trú, gửi về cho trường phía bên Nhật.
Bước 6: Trường Nhật ngữ gửi về Giấy chứng nhận tư cách lưu trú bản photo và Giấy yêu cầu nộp học phí. Học sinh và gia đình cầm giấy yêu cầu nộp học phí ra ngân hàng để chuyển tiền nộp học phí sang trường Nhật ngữ, hoặc ủy quyền cho Việt Trí MD nộp hộ.
 Bước 7: Sau khi nộp học phí thành công, trường Nhật ngữ gửi về Việt Nam Giấy báo nhập học, Giấy chứng nhận tư cách lưu trú bản gốc và Giấy hướng dẫn đến Nhật Bản. Trong thời gian này, học sinh đăng ký tham gia kỳ thi năng lực tiếng Nhật để lấy chứng chỉ N5 làm hồ sơ xin visa du học Nhật Bản.
Bước 8: Việt Trí MD nộp hồ sơ xin visa cho học sinh tại Đại sứ quán Nhật Bản (với các học sinh từ Gia Lai, Bình Định trở ra Bắc) hoặc Lãnh sự quán Nhật Bản (với các học sinh từ miền Đắk Lắk, Phú Yên trở vào Nam). Sau khoảng 1-2 tuần học sinh sẽ được cấp visa du học Nhật Bản.
Bước 9: Công ty và nhà trường thông báo cho học sinh và gia đình ngày dự định đến Nhật Bản du học. Học sinh và gia đình chuẩn bị vé máy bay, hộ chiếu, hành lý để lên đường sang Nhật học tập và rèn luyện.
Bước 10: Đến ngày xuất cảnh, cán bộ tuyển sinh Việt Trí MD đến sân bay, hướng dẫn học sinh làm thủ tục xuất cảnh. Sau khi nhập cảnh vào Nhật Bản, học sinh sẽ được nhà trường đón về ký túc xá nhận phòng và làm thủ tục nhập học.
Bước 11: Học sinh sẽ có khoảng 02 tuần để làm các giấy tờ, thủ tục cần thiết trong quá trình sinh sống, học tập tại Nhật như thẻ cư trú, vé tàu điện ngầm, thẻ ngân hàng, sim điện thoại, giấy chứng nhận sinh hoạt ngoại khóa (để đi làm thêm)... Tất cả các loại giấy tờ này sẽ được giáo viên phụ trách đời sống tại trường Nhật ngữ hướng dẫn chi tiết.
Bước 12: Sau 02 tuần nhập học, học sinh có nhu cầu đi làm thêm sẽ được trường Nhật ngữ hỗ trợ tìm việc làm theo năng lực và sở thích. Việt Trí MD cam kết 100% học sinh của công ty sang Nhật đều được hỗ trợ tìm việc làm phù hợp.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết quy trình làm hồ sơ du học Nhật Bản. Hi vọng rằng các bạn học sinh sinh viên đã nắm được thông tin các loại giấy tờ trong hồ sơ đi du học Nhật cần những gì để có sự chuẩn bị tốt nhất. Mọi thắc mắc cần tư vấn hãy liên hệ Việt Trí MD qua số hotline 09 8686 2246 (Call, Zalo).
 

ĐĂNG KÝ NGAY NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ




Bản đồ chỉ đường đến Việt Trí MD