Bạn đang có ý định đi du học Nhật 2022. Bạn đang vào mạng internet tham khảo nội dung những điều cần làm sau khi có tư cách lưu trú tại Nhật (COE) để tìm hiểu thông tin.
Nội dung này Việt Trí MD tổng hợp 5 điều cần làm sau khi có COE tại Nhật gửi tới bạn. Hy vọng giúp ích cho việc du học Nhật Bản của Bạn.
Các bạn thân mến. Sau khi đã có tư cách lưu trú tại Nhật (COE) không ít sinh viên băn khoăn về những điều cần làm tiếp theo đó. Nếu có chung về mối bận tâm này, hãy cùng Việt Trí MD lên list các công việc bạn cần phải thực hiện ngay sau khi có tư cách lưu trú để có thể hoàn thành lộ trình du học một cách nhanh chóng nhất.
Những điều cần làm sau khi có tư cách lưu trú COE Nhật
Những điều cần làm sau khi có tư cách lưu trú COE Nhật

1. Chuyển Tiền Học Phí Và Chi Phí Nhà Ở Cho Trường Bên Nhật

Sau khi có được giấy chứng nhận tư cách lưu trú tại Nhật (COE), bạn cần nộp học phí và tiền ký túc xá cho trường bên Nhật. Bạn có 10 ngày để chuẩn bị số tiền này tính từ thời gian nhận kết quả COE. Với những bạn du học Nhật Bản qua trung tâm tư vấn du học, khi có kết quả tư cách lưu trú COE, phía trung tâm sẽ báo ngay cho các bạn và hướng dẫn chi tiết những việc cần làm tiếp theo, cụ thể đó là đóng học phí và nộp tiền ký túc xá.
Hiện nay có 2 hình thức chính để nộp tiền học phí và chi phí KTX đó là:
-    Chuyển khoản từ ngân hàng Việt Nam sang tài khoản của trường bên Nhật
-    Nộp trực tiếp tại trường bên Nhật
Đối với hình thức chuyển khoản, bạn nên lấy tên người bảo lãnh để chuyển khoản, thuận lợi cho việc gia hạn visa sau này. Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
-    Tư cách lưu trú (COE)
-    Thư mời nhập học (COA)
-    Giấy thông báo học phí từ trường và phí KTX từ trường bạn theo học
-    Hộ chiếu của học sinh
-    Chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân của người bảo lãnh
-    Sổ hộ khẩu của người bảo lãnh
-    Giấy xác nhận mối quan hệ giữa người bảo lãnh và học sinh
-    Khoản tiền Việt hoặc tiền Nhật
Với trường hợp nộp trực tiếp tại Nhật (khi có người quen hay người bảo lãnh tại Nhật) bạn có thể chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
-    Giấy báo học phí
-    Giấy báo nhập học
-    Giấy tờ tùy thân của người nộp tiền
Lưu ý: Sau khi nộp tiền trực tiếp tại trường, người nộp tiền sẽ nhận được biên lai thu học phí, KTX, bạn hãy yêu cầu chụp ảnh và nộp lại cho phía trung tâm.

2. Xin Visa Du Học Nhật Bản

Khi xin visa du học Nhật, bạn cần có hồ sơ gốc từ trường gửi lại cho các bạn để hoàn thiện hồ sơ cần thiết. Điều này chỉ có khi trường đã nhận đủ tiền học phí và tiền ký túc xá. Chính vì thế để đảm bảo thời gian xin visa, bạn nên đóng học phí càng sớm càng tốt.
Trước khi nộp hồ sơ xin visa du học Nhật Bản, phía công ty sẽ tổ chức một buổi hướng dẫn chi tiết về cách điền form visa du học. Vì hồ sơ xin visa cần có độ chính xác cao. Do đó, bạn cần ghi đúng và đầy đủ. Bên cạnh đó, sau khi nộp hồ sơ, sẽ có một buổi phỏng vấn. Vì thế, hãy chắc chắn rằng những thông tin mà bạn điền trong form sẽ khớp với những gì bạn trả lời trong buổi phỏng vấn.
Trong thời gian chờ visa được xét duyệt, phía đại sứ quán có thể gọi phỏng vấn sinh viên bất kỳ lúc nào nếu có sự nghi ngờ về hồ sơ hay tính chính xác của hồ sơ. Để chuẩn bị tốt cho buổi phỏng vấn này, trung tâm sẽ hướng dẫn bạn hoặc gợi ý những câu hỏi thường xuất hiện để bạn có thể trả lời tốt hơn, nâng cao cơ hội đỗ visa du học.
Lưu ý khi phỏng vấn xin visa du học Nhật Bản:
-    Bạn cần có tác phong nghiêm chỉnh, ăn mặc chỉnh tề, lịch sự
-    Bạn nên học tiếng Nhật thật tốt để trả lời những câu hỏi từ ban lãnh sự
-    Trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, tránh trả lời lan man, ngoài phạm vi câu hỏi
-    Nếu không nghe rõ hãy yêu cầu nhắc lại để trả lời cho đúng
-    Giữ thái độ bình tĩnh, tự tin khi trả lời phỏng vấn
-    Hãy chuẩn bị thật tốt những vấn đề sau: Giới thiệu bản thân, đến nhật làm gì, đã học tiếng Nhật được bao lâu, có sổ tiết kiệm không, ai là người bảo lãnh cho bạn,… (lưu ý những vấn đề này cần được giải đáp bằng tiếng Nhật đối với chương trình du học bằng tiếng Nhật).

3. Nhận Kết Quả Visa

Thông thường đối với visa du học Nhật Bản sẽ mất khoảng 7 – 8 ngày tùy thuộc bạn nộp hồ sơ ở Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội hay Tổng lãnh sự quán Nhật Bản ở HCM. Tuy nhiên, kết quả visa du học Nhật Bản có thể sẽ chậm hơn nếu bạn được gọi lên phỏng vấn. Vì vậy, khi nộp hồ sơ, bạn hãy chuẩn bị tâm lý cho thật tốt.
Lưu ý: Đối với những sinh viên bị trượt visa du học Nhật Bản hoàn toàn có thể làm lại hồ sơ để xin lại lần 2. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị hồ sơ cho thật tốt và xem xét kỹ lưỡng xem visa bị sai sót ở đâu, kiểm tra thông tin xem đã chính xác hay chưa hay thiếu logic ở điểm nào? Nếu bạn thuộc trường hợp này, hãy ngồi lại với phía trung tâm tư vấn du học để cùng xem xét và làm lại hồ sơ. Hãy chú ý đến những nguyên nhân như:
-    Tài chính
-    Người bảo lãnh
-    Trình độ tiếng Nhật

4. Nhận Hồ Sơ Gốc, Nhận Vé Máy Bay Và Thanh Lý Hợp Đồng

Với những bạn đỗ visa du học Nhật Bản sẽ hoàn tất cả thủ tục, giấy tờ và nhận hồ sơ gốc, vé máy bay cũng như học về các thủ tục xuất nhập cảnh từ phía trung tâm tư vấn du học để chuẩn bị cho chuyến du học của mình. Thông thường buổi hướng dẫn này sẽ được tổ chức chung cho tất cả các bạn có visa du học và đã được đại sứ quán gửi về cho công ty tư vấn du học. Trong thời gian chờ đến buổi hướng dẫn xuất nhập cảnh, bạn có thể chuẩn bị sắm sửa hành lý và những đồ dùng cần thiết cho mình khi học tập và sinh sống tại xứ phù tang.

5. Làm Thủ Tục Xuất Nhập Cảnh

Về thủ tục xuất nhập cảnh bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết tại trung tâm tư vấn du học. Ở mục này, bạn cần ghi nhớ những lưu ý sau:

5.1. Lưu Ý Về Những Giấy Tờ Cần Mang Theo

Trước khi bay bạn hãy xem lại một lần nữa những giấy tờ cần thiết phải mang theo bên mình, tránh tình trạng quên mang theo sẽ ảnh hưởng đến việc làm thủ tục nhập học khi sang Nhật.
-    Hộ chiếu
-    COE bản gốc (ghim sẵn trong hộ chiếu)
-    Thư mời nhập học của trường bên Nhật (COA)
-    Giấy phép làm thêm (đây là giấy tờ vô cùng quan trọng, bạn tuyệt đối không được quên đâu nhé)
-    ED – card
-    Tờ khai hải quan (tờ khai này bạn sẽ được phát và điền tại sân bay)
-    Vé máy bay (sẽ được trung tâm phát): học sinh kiểm tra kỹ thông tin trên vé: Họ và tên, ngày bay, giờ bay.

5.2. Lưu Ý Về Hành Lý Khi Mang Theo

Khi sang Nhật du học, sinh viên nào cũng muốn mang “cả thế giới” theo bên mình. Tuy nhiên, bạn cần phải cân nhắc và xem xét nên mang gì và không nên mang gì vì số cân của hành lý bị giới hạn.
Tùy theo từng hãng máy bay, số kg hành lý giới hạn sẽ khác nhau. Ví dụ, đối với hãng Vietnam Airline: Bạn có 40kg hành lý ký gửi và 7kg hành lý xách tay. Bạn cần chia làm 2 kiện và mỗi kiện không quá 23kg. Ngoài ra, bạn hãy để những giấy tờ cần thiết ở hành lý xách tay để thuận tiện cho việc xuất nhập cảnh.


Trên đây là những việc bạn cần làm sau khi có được tư cách lưu trú tại Nhật Bản (COE). Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn về các bước hay lộ trình du học Nhật Bản, đừng quên liên hệ với Việt Trí MD để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
 

ĐĂNG KÝ NGAY NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ




Bản đồ chỉ đường đến Việt Trí MD